Làm Thế Nào Để Tìm Một Việc Làm Bán Thời Gian

LTìm việc làm bán thời gian ngoài việc học không chỉ giúp bạn có thêm một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống mà còn làm đẹp cho CV xin việc của bạn sau này.  Đầu tiên, hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn có một công việc bán thời gian, bạn đang làm nó vì muốn kiếm thêm một khoản tiền, hay là để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng cần thiết cho công việc sau này hoặc thậm chí để gặp gỡ làm quen với những người bạn mới?

Điều quan trọng là bạn cần xác định được bao nhiêu thời gian mình có thể cam kết dành cho công việc làm thêm. Thời gian và lịch học của bạn có phù hợp với một công việc bán thời gian hay không? Dưới đây là những lời khuyên bạn có thể tham khảo.

Cân bằng đúng đắn giữa công việc và việc học

Mặc dù bạn muốn tìm việc làm vì cần kiếm thêm tiền, nhưng đừng đặt công việc đó quan trọng hơn việc học của bạn. Bạn có thể dễ dàng bị rơi vào cái bẫy của đồng tiền và bỏ bê việc học. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và bằng cấp của bạn chỉ vì bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc.

Trước khi chấp nhận đảm nhiệm một công việc, hãy trình bày với nhà tuyển dụng về thời gian bạn có thể làm mỗi tuần để họ hiểu và bố trí lịch làm việc phù hợp. Tính linh hoạt là điều quan trọng khi bạn vừa làm thêm và học tập đồng đồng thời, vì vậy khi bạn phải tập trung chuẩn bị cho khi kỳ thi sắp diễn ra, hãy nói rõ cho người chủ của bạn biết.

Việc làm bán thời gian cho sinh viên

Bán hàng

Công việc nhân viên bán hàng luôn sẵn có nhu cầu tuyển dụng sinh viên làm bán thời gian linh hoạt từ siêu thị đến các cửa hàng quần áo…nhưng dù ở bất cứ nơi nào, bạn hầu như sẽ phải tiếp xúc với khách hàng và sẽ học hỏi, rèn luyện được cho mình những kỹ năng xã hội và bài học hữu ích. Bán hàng có lẽ là công việc dễ dàng tìm kiếm nhất dù bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào trước đây, điều đơn giản là bạn cần có thái độ niềm nở, nhiệt tình và thân thiện. Làm hài lòng khách hàng là điều quan trọng nhất khi bán hàng, vì vậy ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng.

Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quán ăn

Việc làm thêm trong những lĩnh vực này luôn có nhu cầu tuyển dụng cao, luôn sẵn có và thường được sinh viên ưa chuộng lựa chọn vì tính linh hoạt. Nhiệm vụ chính của bạn thường là nhận đơn đặt hàng, phục vụ, dọn dẹp…trong quá trình phục vụ khách hàng, bạn có thể nhận được những khoản tiền tip hay có những nơi dành cho bạn bữa ăn miễn phí. Ngoài ra, còn có vô vàn các công việc làm thêm hấp dẫn khác bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với thời gian học của mình như cộng tác viên bán hàng online, viết lách…

Kiếm việc làm bán thời gian ở đâu?

  1. Tìm kiếm trực tuyến – Đây là một cách thức phổ biến, bạn có thể tìm việc trên các trang web của công ty hoặc trên các trang truyền thông xã hội, nơi các công ty sẽ đăng tin tuyển lao động. Đồng thời hãy đăng ký và tìm kiếm trên các trang web tìm việc làm.
  2. Trung tâm hỗ trợ việc làm hay các hội thảo trường học – Rất nhiều trường đại học sẽ tổ chức các hội chợ việc làm trong năm, ở đó bạn cơ hội gặp gỡ trực tiếp nhà tuyển dụng, vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham dự.

3. Hỏi xung quanh- Hãy hỏi thông tin từ bạn bè hoặc những người thân quen bạn biết hay họ có làm việc tại một công ty bạn thích, họ có thể giúp bạn biết được thông tin về nơi đang có vị trí trống và có thể giới thiệu bạn vào làm việc.

4. Đến trực tiếp nơi có ghi thông tin tuyển dụng để hỏi- Bạn chỉ cần tới trực tiếp nơi đó và đề nghị được làm việc, cung cấp CV hay sơ yếu lý lịch nếu họ yêu cầu, đây là một cách thức khá hiệu quả.

Lời khuyên để chắc chắn có được một công việc

1. Bắt đầu tìm việc làm vào ngay khi chưa phải mùa cao điểm- hãy bắt đầu tìm kiếm việc làm trực tuyến và ứng tuyển vào một vài công việc sớm trước mùa tuyển dụng cao điểm để giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt, Không nên tìm việc trong thời gian khi khối lượng học tập và lịch thi của bạn đến gần.

2. Đảm bảo bạn có một CV tốt – bất kể loại công việc bạn đang ứng tuyển là gì, bạn sẽ cần một CV hoàn chỉnh để người sử dụng lao động nắm được thông tin về bạn. Bạn nên chuẩn bị trước một vài CV được điều chỉnh để phù hợp với các loại công việc khác nhau nếu bạn đang tìm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

3. Kiểm tra kỹ thông tin liên hệ – hãy đảm bảo thông tin liên lạc như email hay số điện thoại của bạn luôn được cập nhật để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội tuyệt vời nào từ nhà tuyển dụng. Hãy nêu một chút kinh nghiệm làm việc của bạn nếu có – kinh nghiệm trong CV có thể giúp bạn tìm việc làm dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể thêm vào các hoạt động xã hội, tình nguyện, các công việc đã từng đảm nhận vào CV để làm cho CV của mình nổi bật hơn.

4. Thể hiện sự nhiệt tình – hãy thể hiện cho người sử dụng lao động thấy bạn có tìm hiểu về công việc và thể hiện mong muốn được làm việc cho họ. Chỉ cần thể hiện rằng bạn sẵn sàng nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm và học hỏi, cơ hội bạn được nhận vào làm việc sẽ dễ dàng hơn.

Làm Thế Nào Để Tìm Được Công Việc Phù Hợp

Các trang tìm việc làm trực tuyến với hàng trăm vị trí tuyển dụng luôn sẵn có là một minh chứng thể hiện rằng cơ hội tìm được một việc làm là không quá khó. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn có thể chấp nhận bất kỳ công việc nào nếu muốn xây dựng một sự nghiệp vững chắc. Vì vậy, bạn cần phải biết cách tìm được công việc phù hợp, gắn kết và mang lại ý nghĩa cho mình mỗi ngày.

Liệt kê những gì bạn đang tìm kiếm

Bắt đầu hành trình tìm việc làm của bạn bằng cách suy nghĩ về những khía cạnh nào trong công việc thu hút bạn, đó có thể là giờ làm việc linh hoạt, môi trường phát triển chuyên nghiệp hoặc các dự án đầy triển vọng. Từ đó, bạn có thể liên tưởng lại các công việc trước đây mình đã đảm nhận và xác định thứ tự ưu tiên khía cạnh nào mình mong muốn nhất. Điều này có thể góp phần giúp bạn trả lời câu hỏi công việc nào phù hợp với mình.

Bắt đầu với một chiến lược rõ ràng

Tùy thuộc vào loại công việc bạn đang tìm kiếm, số lượng ứng viên có thể vượt quá nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhưng các vị trí việc làm hấp dẫn nhất thường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những ứng viên lành nghề và có kinh nghiệm. Vì vậy, việc xây dựng một kế hoạch tìm kiếm việc làm là điều quan trọng. Việc áp dụng cách tiếp cận có phương pháp giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để trở thành ứng viên được lựa chọn.

Xem xét tất cả các kỹ năng của bạn

Kỹ năng nghề nghiệp sẽ là một trong những yếu tố quyết định liệu bạn có đủ điều kiện để đảm nhận công việc hay không. Nhưng cũng đừng bỏ qua những khả năng khác của bạn, chúng cũng có thể phục vụ cho công việc. Các hoạt động tình nguyện bạn đã từng tham gia có thể phát triển những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo và hợp tác, kỹ năng thuyết trình… Ngoài những kỹ năng công việc bạn có, những loại kỹ năng mềm khác ngoài cuộc sống hoặc bạn được đào tạo chính thức có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy hãy đề cập đến chúng trong sơ yếu lý lịch của mình, đó có thể là yếu tố giúp bạn tìm được công việc phù hợp.

Dành thời gian để săn việc

Với mục đích và ý định rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong công việc cộng với sự nhận thức tốt về các kỹ năng bạn có thể mang lại cho người sử dụng lao động, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm việc. Bạn vẫn có thể dành thời gian tìm việc làm phù hợp ngay cả khi bận rộn với vai trò hiện tại và các trách nhiệm khác. Nếu bạn hiện tại bạn mới bắt đầu tìm việc và vẫn chưa có việc làm, hãy tập trung thời gian để nỗ lực tìm kiếm vị trí tuyển dụng phù hợp trên tất cả các nguồn và nộp đơn.

Đánh giá thị trường

Một phần mang lại hiệu quả cho chiến lược tìm việc làm là bạn phải có sự hiểu biết về nhu cầu của thị trường việc làm, những loại kỹ năng và kinh nghiệm nhà người sử dụng lao động yêu cầu ở các ứng viên. Ngay cả trong giai đoạn khi nhu cầu tuyển dụng thấp, họ vẫn có thể đang thiếu hụt các ứng viên sở hữu những kỹ năng chuyên ngành. Bạn có thể tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông hoặc các cơ quan tuyển dụng.

Tập trung vào vai trò phù hợp

Cách tốt nhất là hãy tập trung vào những vị trí công việc nào mà bạn có thể phát huy được tối đa những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, ngay cả khi phải chờ đợi cho đến khi vị trí đó cần nhân sự. Điều này có thể giúp bạn tìm được công việc phù hợp với mình. Đánh giá các kỹ năng của bạn và tìm kiếm xem hiện có công việc nào đang cần những người sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm như bạn hay không.

Chuẩn bị hồ sơ sẵn sàng

Sơ yếu lý lịch là một tài liệu quan trọng, đó là điểm liên lạc đầu tiên và là một cơ hội để người tìm việc làm quảng bá bản thân với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bạn không biết trước được khi nào vị trí tuyển dụng bạn muốn sẽ sẵn có, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng CV và sơ yếu lý lịch mọi lúc. Hãy phát huy giá trị của sơ yếu lý lịch bằng cách đảm bảo nó hàm chứa các thông tin ngắn gọn, cụ thể về kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của bạn. Sau đó, khi một cơ hội việc làm xuất hiện, hãy điều chỉnh hồ sơ của bạn cho phù hợp với vai trò.

Khám phá mọi lựa chọn

Tìm kiếm công việc phù hợp có thể đòi hỏi một cái nhìn rộng mở, công việc mơ ước của bạn có thể tiến triển theo thời gian. Bạn không nên bỏ qua các cơ hội mình nắm trong tầm tay dù là một vị trí tạm thời vì bạn có thể đến với công việc mơ ước của mình bằng một con đường bất ngờ nào đó. Rộng mở với tất cả các lựa chọn có thể mang đến cho bạn những cơ hội tốt nhất để phát triển sự nghiệp và có được các kỹ năng mới và cuối cùng, chúng sẽ giúp bạn tìm được công việc hoàn hảo cho mình.

Làm Thế Nào Nếu Bạn Cần Tìm Một Công Việc

Tìm việc làm không phải là một điều dễ dàng, nếu bạn mong muốn tìm được một công việc, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để giúp bạn nhận được lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng.

Hãy thực tế

Hãy trung thực với chính bản thân khi ứng tuyển vào một vị trí công việc. Người sử dụng lao động thường đưa ra những tiêu chuẩn và yêu cầu toàn vẹn mà ít người tìm việc làm sở hữu được tất cả. Vì vậy, hãy mạnh dạn ứng tuyển vào một công việc ngay cả khi bạn không thể đáp ứng đủ hết tất cả các yêu cầu, bạn có thể bù đắp vào đó là các hoạt động tình nguyện, kỹ năng, bằng cấp, thành tích đạt được…Nhưng cũng cần lưu ý về điều kiện tuyển dụng, ví dụ một vị trí yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 10 năm làm việc trong khi bạn không hề có chút kinh nghiệm làm việc nào trước đó, điều này chỉ khiến hồ sơ của bạn bị loại bỏ. Người tìm việc có thể bắt đầu làm việc ở một nơi nào đó và nhiều công ty thường có chương trình đào tạo để giúp bạn phát triển sự nghiệp. Vì vậy, bạn nên chịu khó chấp nhận công việc ban đầu dù là một xuất phát điểm thấp vì trong tương lai bạn có thể còn nhiều cơ hội đáng giá hơn.

Sử dụng tất cả các nguồn tìm kiếm việc làm

Nếu chỉ tự mình tìm việc làm mà không cần đến sự giúp đỡ của ai khác thì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội lớn khi không sử dụng đến các cách thức tìm việc khác nhờ vào các mối quan hệ quen biết như người thân quen hay bạn bè. Hãy cho mọi người bạn biết rằng bạn đang tìm việc, có thể sẽ có những người biết về vị trí đang có nhu cầu tuyển nhân sự mà bạn cần. Bạn càng quen biết nhiều người, bạn càng có nhiều cơ hội. Ngoài ra, bạn bè hay những người thân có thể giúp bạn chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn, động viên tinh thần khi bạn cảm thấy mọi thứ trở nên khó khăn.

Đừng mắc phải những lỗi cơ bản khi tìm kiếm việc làm

Có thể bạn đã nghe thấy nhiều lần rằng hãy kiểm tra đơn ứng tuyển trước khi gửi chúng cho nhà tuyển dụng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng có những bước bạn nên thực hiện trước khi bạn ứng tuyển cho từng công việc để đảm bảo hồ sơ của bạn ở trạng thái tốt. Đầu tiên, đọc to sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển của bạn, nghe có vẻ kỳ lạ những cách này có thể giúp bạn phát hiện ra những điều thiếu sót. Sau đó hãy nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình xem nó, họ có thể là người đánh giá và đảm bảo rằng hồ sơ của bạn không mắc lỗi. Cuối cùng, hãy kiểm tra lại thông tin liên lạc của bạn cho chính xác. Có nhiều trường hợp người sử dụng lao động muốn liên lạc với người xin việc nhưng địa chỉ email hoặc số điện thoại của họ không đúng.

Luôn luôn luôn theo dõi

Một lỗi rất phổ biến mà người tìm việc làm hay mắc phải là họ nghĩ rằng mình đã hoàn thành tất cả sau khi đã gửi đơn ứng tuyển. Nhưng điều quan trọng tiếp theo là bạn cần theo dõi tình trạng hồ sơ của mình để xem nhà tuyển dụng có xem xét hồ sơ của bạn hay chưa. Có các cách để theo dõi tình hình hồ sơ của bạn như gọi điện thoại, gặp trực tiếp và gửi email. Những cách này có thể thể hiện cho người sử dụng lao động thấy bạn tất quan tâm đến công việc và là cơ hội để cung cấp cho họ nhiều thông tin hơn so với những gì viết trong hồ sơ xin việc của bạn.

Đừng bao giờ giờ bỏ cuộc

Sẽ có lúc việc nhận được một công việc là rất dễ dàng, bạn nộp đơn cho một vài nơi, một số người gọi bạn đến phỏng vấn và bạn nhanh chóng được tuyển dụng. Nhưng đôi khi việc tìm kiếm công việc của bạn mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Điều đó có thể gây nản lòng, hãy giữ một thái độ tích cực và tiếp tục tiến về phía trước, hãy kiên trì cho đến khi bạn nhận được một việc làm cho dù có mất thời gian bao lâu. Nếu mọi thứ có vẻ không diễn ra theo mong muốn, hãy lùi lại một bước và xem xét các công việc bạn ứng tuyển, phương pháp bạn đã sử dụng đã thích hợp hay chưa. Ngoài ra, hãy dành thời gian xây dựng sơ yếu lý lịch của mình bằng cách thực tập, làm việc ở đâu đó trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn để có kinh nghiệm và tìm cơ hội hoặc thậm chí tham gia các lớp học để cải thiện kỹ năng của bạn.