Tài khoản đối ứng là gì? Những thông tin cần biết về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng là một thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực kế toán. Những ai là người mới vào nghề có lẽ sẽ chưa hiểu rõ tài khoản đối ứng là gì cũng như những vấn đề liên quan. Vậy chúng ta hãy cùng xem qua phần thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Tài khoản đối ứng là gì? Các yếu tố tạo nên tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng trong kế toán được hiểu là những khoản phát sinh giữa bên nợ và bên có. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra thông tin, quá trình vận động của các đối tượng kế toán theo những mối quan hệ phản ứng trong mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có nghiệp vụ phát sinh mua nguyên vật liệu nhập kho có giá là 4 triệu chưa tính thuế, thuế GTGT 10% và chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Theo đó, chúng ta sẽ định khoản như sau:

Nợ TK 152: 4.000.000

Có TK 331: 4.000.000

Nợ TK 133: 4.00.000

Có TK 331: 4.00.000

Trong đó, tài khoản 331 đối ứng với tài khoản 152. Tài khoản 331 sẽ đối ứng với tài khoản 133 và ngược lại. Do đó, quan hệ đối ứng có trong tất cả mọi định khoản, nguyên tắc bên nợ luôn luôn bằng bên có.

Để đảm bảo việc tổng hợp thông tin về hoạt động luân chuyển của các đối tượng kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản được tạo nên từ 2 yếu tố chính: Hệ thống các tài khoản kế toán và quan hệ đối ứng trong kế toán.

Các quan hệ đối ứng tài khoản khác nhau

Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản

Các quan hệ tài khoản đối ứng cơ bản có 4 dạng đối ứng như sau:

– Tài sản tăng – giảm: Đây là mối quan hệ xảy ra khi một tài sản tăng và tài sản khác giảm. Dạng nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản. Nhưng quan hệ này chỉ thay đổi khi kết cấu tài sản không bị thay đổi.

– Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Mối quan hệ này xảy ra khi một nguồn vốn tăng và giảm tương ứng với nguồn vốn khác. Các nghiệp vụ kế toán lúc này sẽ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn chứ không làm thay đổi tổng số vốn.

– Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Loại nghiệp vụ này làm tăng trưởng quy mô nguồn vốn, tài sản đều tăng lên một lượng nhất định. Nhưng về sự cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản thường không bị ảnh hưởng quá nhiều.

– Tài sản giảm – nguồn vốn giảm: Loại nghiệp vụ này sẽ làm giảm tăng trưởng nguồn vốn. Các tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp sẽ giảm như nhau. Tuy nhiên, tổng số tài sản của doanh nghiệp vẫn giữ mức cân bằng.

Quan hệ đối ứng kế toán trung gian

Ngoài các dạng  quan hệ đối ứng cơ bản, trong nghiệp vụ kế toán còn có dạng quan hệ trung gian như sau:

– Tài sản tăng thì thu nhập phát sinh.

– Tài sản giảm thì chi phí phát sinh.

– Nguồn vốn giảm thì thu nhập phát sinh.

– Nguồn vốn tăng thì chi phí phát sinh.

Quan hệ đối ứng trong sổ kép được thể hiện như thế nào?

Một khi kế toán đã xác định được một nghiệp vụ bất kì nằm trong mối quan hệ tương ứng nào thì sẽ ghi chép hoạt động của nghiệp vụ đó vào sổ kế toán. Qua đó có thể phản ánh nghiệp vụ kế toán phát sinh với tối thiểu 1 tài khoản nhất định theo một quan hệ đối ứng.

Nguyên tắc ghi sổ kép

Để có thể cập nhật rõ ràng các quan hệ đối ứng khác nhau thì bộ phận kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

– Cần phải cập nhật đồng thời 2 dạng tài khoản kế toán trở lên trong một nghiệp vụ phát sinh.

– Cần ghi đúng mối quan hệ đối ứng của nghiệp vụ kế toán.

– Tổng số tiền phát sinh của bên nợ và tổng số tiền phát sinh bên có phải luôn bằng nhau đối với các tài khoản có phát sinh quan hệ đối ứng.

Trùng từ ghi sổ kép

Để cập nhật quan hệ đối ứng tài khoản thì các kế toán viên cần phải tuân thủ theo trình tự như sau:

– Xác định đúng thời điểm ghi sổ kép và giá trị ghi sổ. Tùy thuộc vào các thỏa thuận mua bán mà nghiệp vụ kế toán được ghi sổ cho đến khi khách nhận được hàng.

– Xác định những nghiệp vụ được ghi vào mục nợ, và nghiệp vụ ghi vào mục có với số tiền tương ứng trong mỗi tài khoản.

– Cần mở đủ tài khoản để ghi rõ các định khoản nhất định.

Phần trình bày là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ tài khoản đối ứng là gì và những vấn đề liên quan. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích để các bạn hiểu rõ công việc kế toán.